Bồn cầu vệ sinh có cấu tạo và vận hành ra sao

– Bồn cầu vệ sinh đã trở thành thiết bị không thể thiếu trong trong bất kỳ ngôi nhà nào. Vận hành khá hoàn hảo bằng cách sử dụng hệ thống cơ học, không cần động cơ cũng không cần đến điện. Một hệ thống phần lớn không thay đổi gì trong hàng thế kỷ.

– Mặc dù bồn cầu vận hành rất đơn giản, nhưng với nhiều người đó vẫn là phạm vi hoàn toàn mới. Cũng dễ hiểu thôi bởi vì cách chiếc bệt hoạt động ra sao đều được che chắn bởi lớp sứ tráng men bên ngoài.

– Việc biết đến các bộ phận cũng như cách bồn cầu vận hành sẽ giúp bạn hiểu được vấn đề đến từ đâu khi bồn cầu bị không hoạt động bình thường. Chỉ cần với một chút kiến thức đơn giản, nhiều vấn đề có thể giải quyết một cách dễ dàng mà không cần phải gọi thợ điện nước.

Nội dung bài viết

Bệt vệ sinh có cấu tạo như thế nào?

cấu tạo của bồn cầu vệ sinh

Tay gạt xả nước bồn cầu

Đây là bộ phận của bồn cầu với chức năng kích hoạt xả nước. Khi mở nắp két nước ra, bạn sẽ thấy tay gạt này nối liền với một thanh kim loại nằm ngang. Đầu bên kia của thanh ngang được kết nối với van xả nước bởi một sợi dây. Sau khi sử dụng được một thời gian, đôi khi tay gạt bệt có thể bị nới lỏng. Xử lý vấn đề này rất đơn giản. Bạn chỉ việc vặn chặt phần chốt bằng nhựa hoặc kim loại được gắn ở bên trong của két nước.

Dây nâng (kết nối thanh gạt với van xả)

Tôi đã nhắc đến sợi dây này ở phần trên. Chính là sợi dây nối thanh kim loại với van xả nước theo chiều dọc xuống đáy bể. Đây là cơ chế mở van xả nước ở đáy bể cho nước xả xuống bồn cầu vệ sinh. Có 2 vấn đề thường gặp ở sợi dây này, nó có thể bị rối hoặc bị hỏng. Khi đó bạn không thể xả nước khi sử dụng tay gạt hoặc xả chỉ được một phần nước trong két. Cách xử lý rất đơn giản, bạn chỉ cần điều chỉnh lại một chút hoặc thay thế sợi dây nếu nó bị đứt.

Van xả nước

Dây nâng được nối với cái nắp cao su nằm trên cửa van xả nước. Bạn có thể không nhìn rõ cái nắp cao su khi đang có nước trong két. Nhưng chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy cách nó hoạt động khi bắt đầu xả nước. Bắt đầu bằng việc gạt xả nước, sợi xích kéo nắp cao su mở theo hướng lên trên, cho phép nước trong két chảy xuống lòng bồn cầu. Vấn đề thường gặp là chiếc nắp cao su có thể bị mòn hoặc chệch ra khỏi van xả, khiến cho nước không ngừng chảy xuống lòng bồn cầu sau khi xả nước.

Nút xả nước

Chiếc nút này có thể được làm bằng nhựa hoặc kim loại, nằm ở đáy bể, tạo thành lỗ tràn. Thông qua đó, nước rơi ra khỏi bể vào lòng bồn cầu khi bắt đầu xả nước. Có một chiếc gioăng cao su to, bao trùm xung quoanh van xả ở phần đuôi của két nước. Mục đích là để niêm phong không cho nước tràn ra bên ngoài.

Đường ống tràn

Được gắn liền với cụm van xả và tự vận hành khi van cấp nước bị hỏng, khiến cho nước không ngừng chảy vào trong bể. Lúc này đường ống tràn sẽ dẫn lượng nước dư thừa chảy xuống lòng bồn cầu chứ không tràn ra bên ngoài. Nếu bạn thấy chiếc bồn cầu của mình cứ liên tục chảy nước như vậy thì khả năng cao do lượng nước trong két quá nhiều.

Phao nổi (bóng nổi)

Trong tất cả các van cung cấp đều có một thiết bị nổi để phục vụ cho việc cảm nhận mực nước trong bể chứa. Mục đích của phao nổi để ngắt nguồn cấp nước khi đã đạt mức độ phù hợp. Ở những chiếc bệt cũ, phao nổi được gắn với một thanh ngang chạy từ van cung cấp (hãy quan sát ở sơ đồ bên trên). Còn với bồn cầu vệ sinh kiểu mới, sẽ là cốc phao được gắn luôn theo chiều dọc với van cung cấp. Điều chỉnh thiết bị nổi sẽ giúp điều chỉnh mực nước trong bể.

Ống nạp nước

Ở phần van cấp nước bạn có thể thấy có một đường ống nhỏ kẹp vào đầu ống tràn ở giữa bể. Đó được là ống nạp nước hay còn gọi là ống nạp lại. Nhiệm vụ của nó là nhỏ nước xuống bồn cầu trong chu kỳ nạp lại. Mục đích để cho lòng bồn cầu luôn có nước, điều này rất cần thiết vì lượng nước đó dùng để ngăn cho khí thải không bốc mùi ra ngoài.

Van khóa nước

Bên ngoài của bồn cầu, nằm trên đường ống cấp nước cho bệt, nên có một chiếc van khóa nước cố định ở đó. Để khi bồn cầu gặp trục trặc, bạn chỉ cần khóa nước ở đó mà không phải khóa nước cả nhà. Như vậy sẽ không ảnh hưởng đến nước sinh hoạt của cả gia đình.

Dây cấp nước cho bồn cầu

Nước được cấp vào bồn cầu thông qua một sợi dây gọi là dây cấp nước. Dây cấp nước được nối từ van khóa nước vào bồn cầu. Sợi dây này có thể được làm từ nhựa, inox,… Chúng có thể bị lỏng hoặc thậm chí là bị hỏng sau thời gian dài sử dụng khiến cho việc cấp nước có vấn đề.

Đế bồn cầu + gioăng cao su non

Bên dưới đáy của chiếc bồn cầu, có một vòng sáp mềm có tác dụng niêm phong kết nối giữa đáy bệt với ống cống thoát nước trên sàn nhà. Vòng sáp này còn được gọi là gioăng cao su non. Nhiệm vụ của nó là tạo ra một chốt ngăn khí và ngăn nước trào lên bên trên. Khi nó gặp vấn đề bạn có thể thấy nước ngấm ra xung quoanh chân bồn cầu sau khi xả nước. Thay thế đế bồn cầu là việc khá khó khăn vì phải cậy bồn cầu ra khỏi sàn. Nhưng sớm hay muộn, hầu hết các bệt vệ sinh đều phải cần thay thế nó sau một thời gian sử dụng.

Bồn cầu vệ sinh vận hành như thế nào?

cách bồn cầu vận hành

1. Đẩy thanh gạt bệt theo chiều từ trên xuống. Vận hành theo một chuỗi nối liền nâng nắp cao su ra khỏi van xả. Lúc này nước từ bên trên két bắt đầu trôi xuống lòng bồn cầu.

2. Lượng nước có thể lên đến 6 lít/ lần xả, cuốn trôi mọi chất thải vào hệ thống thoát nước.

3. Khi nước trên bể chứa đã cạn, nắp cao su sẽ rơi trở lại vị trí chốt van cửa xả.

4. Khi hết nước phao hoặc cốc phao rơi xuống bể, van cấp nước được mở ra. Và cuối cùng nước sẽ chảy vào bên trong. Hầu hết lượng nước đươc sử dụng để làm đầy bể, một số ít sẽ trôi xuống lòng bồn cầu. 

5. Khi nước đã đầy, cốc phao hoặc bóng phao sẽ cưỡi trên mực nước đạt độ cao nhất định. Nó sẽ tự tắt van cấp nước. Lúc này bồn cầu của chúng ta đã sẵn sàng cho lần xả tiếp theo.

Bây giờ bạn đã hiểu rõ từng bộ phận của chiếc bồn cầu và cách thức vận hành của chúng. Khi bồn cầu gặp vấn đề, bạn có thể biết chính xác nó bị hỏng ở đâu.

Click vào đây để xem các mẫu bồn cầu vệ sinh mới nhất

Trả lời